Home » » Dạy con học chữ

Dạy con học chữ

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có khả năng thích nghi cao với việc học tập cũng như bắt kịp thậm chí là đi trước các các trẻ cùng tuổi trong việc dạy con học chữ. Tuy nhiên, việc học, nhất là học chữ không thể ép trẻ học quá sớm cũng nhu để trẻ học muộn. Vậy đâu là thời điểm “vàng” để trẻ học chữ nhanh?

Theo tiến sỹ Robert C. Titzer – chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ chia sẻ thì trẻ lên 4 - 5 tuổi mới bắt đầu học đọc thì quá trễ, vì như thế cha mẹ đã bỏ qua thời cơ vàng phát triển não bộ của trẻ.

Ở giai đoạn những năm đầu đời, bộ não trẻ có khả năng phát triển rất nhanh và thích nghi rất tốt. Các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp trong giai đoạn này sẽ giúp trí tuệ của trẻ phát triển tối đa. Thời điểm này, trẻ có thể ghi nhớ bằng mọi giác quan. Do vậy, từ 1 – 4 tuổi được coi là thời điểm vàng để tăng trí thông minh. Cha mẹ nên dạy trẻ học chữ vào thời điểm này để trẻ biết đọc sớm.

Dạy con học chữ

Nguyên tắc cần ghi nhớ khi dạy trẻ học chữ trong thời điểm vàng:
  • Không dạy theo khuôn mẫu, khô cứng để tạo không khí thoải  mái cho trẻ. Sự nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ vừa học vừa chơi là bí quyết thành công trong việc dạy con học của cha mẹ.
  • Sử dụng trò chơi, tranh ảnh đơn giản để kích thích cảm xúc của trẻ
  • Khơi gợi tính tò mò, thích khám phá của trẻ.
  • Tăng cường các hoạt động vui chơi để cho bé trải nghiệm các giác quan của mình.
Theo các chuyên gia nước ngoài thì không bao giờ là quá sớm để khơi gợi sự ham học hỏi và nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ. Với trẻ từ 2 -3 tuổi thì việc đọc to các chữ cái là cách ưu việt nhất để tạo cảm xúc và tăng cường trí nhớ cho trẻ.
Với trẻ 3 – 4 tuổi thì việc được nghe 1 lần câu chuyện, sau đó, đọc lại lần 2 và dừng lại ở một đoạn nào đó rồi yêu cầu trẻ kể lại trong không khí thoải mái sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.
Theo chuyên gia giáo dục ở trường Đại học Bloomington, Ấn Độ nhận định, việc học không nên rập khuôn mà luôn cần sự lắng nghe, các kỹ năng để chia sẻ cảm xúc. Điều này cần các bậc cha mẹ linh động áp dụng cho từng khả năng nhận thức, tính cách của trẻ để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn: wedo-wegood.edu.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét