Home » » Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Trong thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy học sinh tiểu học hiện nay rất kém các kỹ năng sống căn bản như: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống. Bởi vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay là điều vô cùng quan trọng, cần được cha mẹ, thầy cô hết sức quan tâm.
Ngoài ra, chương trình học của học sinh hiện nay khá nặng. Ngoài thời gian học tập, các em bị hạn chế thời gian vui chơi, không tham gia các hoạt động ngoại khóa và giải trí hàng ngày hữu ích. Điều nãy dẫn tới xung đột giữa nhận thức, thái độ với hành vi trong cuộc sống của đứa trẻ. Với giáo dục kỹ năng sống chính là cách tốt nhất để giải quyết những xung đột ấy cho trẻ.
Việc rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với bạn bè, môi trường tập thể và nhanh chóng khẳng định được vị trí của bản thân mình trong tập thể đó. Vì vậy, ngoài học tập thì rèn luyện kỹ năng sống cũng hết sức quan trọng. Kỹ năng sống tốt cũng giúp trẻ sớm có nhận thức về bản thân, gia đình và xã hội. Điều này giúp trẻ có thái độ sống tích cực và lành mạnh hơn rất nhiều.
Với trẻ tiểu học đã bắt đầu làm quen dần với các môn học, thông qua các môn học cũng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Điều này khiến cho môn học gần gũi với trẻ hơn, các kỹ năng cũng dễ được trẻ tiếp thu hơn.

1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua môn Tiếng Việt

Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua môn Tiếng Việt, trẻ có thể rèn luyện các kỹ năng: lập danh sách, lập thời gian biểu, viết tin nhắn,…

2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua môn Đạo đức

Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng niều nội dung liên quan đến giáo dục kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, bày tỏ ý kiến, giữ gìn vệ sinh cá nhân,.. Tuy nhiên những thông tin cơ bản trong môn học còn khô cứng, chưa gần gũi. Vì vậy để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức cần sự lồng ghép thực tế, kết hợp với các các phương pháp: sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa hoặc tình huống,… để học sinh dễ dàng tiếp cận với môn học và tự rèn luyện các kỹ năng sống cần có.

3. Giáo dục kỹ năng sống thông quan môn Tự nhiên và xã hội

Cùng với các kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên – xã hội, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn Tự nhiên và xã hội sẽ góp phần phát triển các kỹ năng: quan sát, nêu nhận xét, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.

4. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là điều kiện tốt nhất giúp HS tích luỹ và rèn kĩ năng sống có hiệu quả. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải nghiệm các kĩ năng sống.

5. Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh

Đây là điều vô cùng quan trọng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phải luôn đảm bảo trẻ được học kỹ năng sống cả ở trường và ở nhà. Giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên giữ liên hệ với nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về sự phát triển, thay đổi của trẻ ở từng giao đoạn khác nhau để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt mỗi bậc phụ huynh đều phải luôn rèn luyện mình để nâng cao kỹ năng sống của bản thân, trở thành tấm tương sáng cho con cái mình noi theo.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thứcvà kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét