Home » » Dạy tư duy ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết

Dạy tư duy ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết

Tư duy ngôn ngữ là chìa khóa của trí tuệ vì ngôn ngữ chính là nguồn ra của chỉ số thông minh (IQ). Khi trẻ có tư duy ngôn ngữ tốt, trẻ sẽ tự tin, cởi mở, hoạt bát, nhanh nhẹn trong các mối quan hệ, trong giao tiếp và trong mọi môi trường. Khả năng lập luận tốt sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ và có sức hấp dẫn với người nghe. Đồng thời, trẻ sẽ luôn chủ động để giải quyết tình huống khi gặp phải. Rất nhiều trẻ loay hoay khi phải tương tác với bạn bè trên trường lớp như không biết chơi cùng bạn, không biết giải quyết vấn đề bằng lời nói mà luôn dùng hành động,… Trẻ diễn đạt rất kém, lộn xộn trong câu nói hoặc bị tắc khi giải quyết vấn đề.  Khi ra bên ngoài, trẻ luôn rụt rè và e ngại thậm chí chỉ quan sát mà không dám đưa ra ý kiến của bản thân, muốn chơi nhưng không dám xin chơi hoặc không biết cách thuyết phục để được tham gia.
 Bên cạnh đó, rất nhiều cha mẹ lo lắng về vấn đề của con, đi tìm các trung tâm phát triển ngôn ngữ cho con hoặc các lớp học tư duy ngôn ngữ, câu lạc bộ ngôn ngữ để cho con can thiệp và mong muốn khắc phục  cho con mạnh dạn và biết tương tác chủ động. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết cần rèn luyện ngôn ngữ cho con, chúng ta cùng tìm hiểu về tư duy ngôn ngữ là gì? Vì sao cần phải dạy trẻ tư duy ngôn ngữ? và dạy cho trẻ tư duy ngôn ngữ như thế nào?

1. Tư duy ngôn ngữ là gì?

Tư duy ngôn ngữ là cách sử dụng các từ ngữ thích hợp để tạo ra các câu nói và truyển tải những suy nghĩ của người nói một cách tốt nhất. Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp, kết nối giữa con người với con người. Nó là công cụ để giúp chúng ta chia sẻ những suy nghĩ, thông điệp, ý tưởng, sáng tạo,…giải quyết các tình huống, các vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, để sự kết nối giữa con người với con người được duy trì  thì người nói cần thể hiện một ngôn ngữ có tư duy – cần suy nghĩ để thấu hiểu và truyền đạt đến người nghe một cách thuyết phục, ấn tượng.

2. Vì sao chúng ta cần phát triển dư duy ngôn ngữ cho trẻ?

 Độ tuổi từ 3-6 tuổi là giai đoạn phát triển rất phong phú của trẻ trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đăc biệt là ngôn ngữ. Bởi phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn 3-6 tuổi là nền tảng để kịch hoạt não bộ: khả năng quan sát, cảm nhận, ghi nhớ, tập trung, tư duy phản biện, tư duy logic,…là tiền đề vững chắc cho sự thành công trong tương lai của trẻ. Với thực trạng của trẻ hiện tại, các trẻ chủ yếu tiếp xúc với công nghệ và xa rời với hoạt động thực tế. Đôi khi một đồ vật đơn giản hoặc một câu chuyện nhỏ nhưng trẻ không biết mô tả về nó, không biết sử dụng từ ngữ để kể lại nội dung câu chuyện. Bên cạnh đó, có những đứa trẻ rất khó khăn trong việc thể hiện ý kiến của mình, làm quen với bạn trong lớp; nói chuyện với mọi người. trẻ không biết bắt đầu từ đâu vì luôn bị tắc từ nguồn vào. Do vậy, việc rèn luyện tư duy ngôn ngữ cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết mỗi ngày.

3. Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ như thế nào?

Không có gì khó khi tương tác và rèn luyện cùng trẻ, cha mẹ hãy cùng tăng cường cho con khả năng quan sát, cảm nhận. Ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình, cha mẹ cùng con tạo ra các cuộc thi với tên gọi như: Truy tìm báu vật; giải mã bí ẩn trong ngày,…để con quan sát các đồ vật, vị trí tại các phòng. Đồng thời, cho con trải nghiệm quan sát bên ngoài như: khu phố, khu vui chơi, siêu thị, cửa hàng,…bất kỳ nơi đâu. Khi quan sát, trẻ sẽ bắt đầu tập trung để ghi nhớ, nắm bắt được các quy luật, các nguyên tắc của sự vật, sự việc.,…đồng thời chuyển hóa nó thành tên gọi. Quan sát là yếu tố, nguồn vào đầu tiên của chỉ số IQ, giúp trẻ tiếp nhận và vào tiềm thức thông qua các sự vật, sự việc mà trẻ đã quan sát được. Sau khi quan sát, cha mẹ cùng trẻ nghiệm thu bằng các câu hỏi để trẻ vận hành kỹ năng nghe- nghĩ- nói. Từ đó, giúp trẻ có tư duy lập luận logic, khoa học hơn. Trẻ vận hành được việc trình bày, diễn đạt những gì mà mình quan sát được.
Cha mẹ tăng cường nói chuyện cùng con hàng ngày. Đây là hoạt động thiết thực nhất giúp trẻ sẽ quan sát được các sắc thái, biểu cảm của người nói qua ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó, giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh, đối tượng khác nhau. Ngoài ra, việc trò chuyện – giao tiếp với trẻ còn giúp tư duy ngôn ngữ nói của trẻ tốt hơn bởi khi đã tạo thành thói quen, trẻ sẽ giao tiếp tự nhiên hơn, diễn đạt ngôn ngữ trôi chảy hơn và đặc biệt là các sắc thái của ngôn ngữ có độ sâu, hiệu quả hơn.
Cha mẹ cùng con đọc sách, đọc truyện, kể chuyện cũng là một kỹ năng để trèn rèn luyện tư duy ngôn ngữ. Hãy kể cho trẻ nghe các câu chuyện  quan sách, tạp chí hoặc các câu truyện tranh và cùng trẻ  nói chuyện về các nhân vật, sự việc trong câu chuyện đồng thời để trẻ chia sẻ cảm nhận của mình sau khi được nghe đọc sách, kể chuyện. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích của việc đọc sách và một trong những lợi ích to lớn chính là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và từ vựng. Ngôn từ trong sách rất phong phú, nó giúp trẻ có thể học được cách miêu tả về những đồ vật quen thuộc, giúp trẻ học kể về một câu chuyện mà trẻ đã trải qua,…
Cha mẹ cùng con phản xạ với các tình huống để đưa ra cách giải quyết. Cha mẹ hãy cùng con tái hiện lại các tình huống xảy ra trong cuộc sống để cùng con phân tích, lập luận. Việc tái hiện và phản xạ tình huống không chỉ giúp con có thêm các kỹ năng bảo vệ bản thân mình khỏi các nguy hiểm hàng ngày mà còn giúp trẻ có kỹ năng trong việc tương tác, giải quyết các xung đột bằng lời nói thày vì dùng hành động. Bởi trong quá trình phản xạ – xử lý tình huống, trẻ cần phân tích tình huống, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giả thuyết để lập luận, tìm ra phương án xử lý… Việc xử lý các tình huống sẽ giúp tư duy ngôn ngữ của trẻ có sự logic, chắc chắn hơn khi đưa ra ý kiến.
Rèn luyện tư duy ngôn ngữ cho trẻ là cấp thiết và đặc biệt với những trẻ chậm nói, không có nhu cầu tương tác; hoặc không tương tác được với mọi người và nhút nhát khi ra môi trường bên ngoài. Cha mẹ cần có các kỹ năng và phương pháp để rèn luyện tư duy ngôn ngữ cho con mỗi ngày nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét