Home » » Sự thay đổi tính cách và tư duy nhận thức của trẻ mẫu giáo

Sự thay đổi tính cách và tư duy nhận thức của trẻ mẫu giáo

Mỗi một độ tuổi thì tư duy, tâm lý, tính cách của trẻ sẽ phát triển ở một mức độ khác nhau. Giai đoạn trẻ mẫu giáo là rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của trẻ. Độ tuổi mẫu giáo là từ 3 đến 5 tuổi, trẻ thay đổi về tính cách và nhận thức theo nhiều cách rất thú vị. Hãy xem những điều ba mẹ cần biết khi con trong độ tuổi này là gì nhé!
Khi trẻ trong giai đoạn 3-5 tuổi là giai đoạn mà cá tính, các kỹ năng, sở thích, năng lực, cảm xúc và ý nghĩ của trẻ tiếp tục bộc lộ và phát triển, trẻ sẽ thay đổi theo nhiều cách rất thú vị. Trẻ sẽ trở thành một người có suy nghĩ độc lập hơn nhiều với những tư tưởng rất rõ ràng về những gì thích và không thích, điều gì trẻ muốn đạt được, và ai là người trẻ thích ở cạnh hơn.
Trong giai đoạn này trẻ đang phát triển cái tôi rất mạnh và mong muốn được thể hiện và khẳng định bản thân mình hơn so với giai đoạn trước. Hãy cùng tìm hiểu sự thay đổi đó như thế nào để thấu hiểu trẻ hơn nữa nhé!.

1.Trẻ mẫu giáo thích tự lập hơn

Trong thời kỳ này, trẻ có khao khát tự nhiên bẩm sinh là có thể tự làm nhiều việc hơn cho bản thân mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bạn và khao khát này ngày càng mạnh hơn. Điều này xảy ra không những vì trẻ tiếp tục muốn được độc lập mà còn vì giờ đây trẻ tin tưởng rằng trẻ có khả năng tự đương đầu với khó khăn. Bố mẹ hãy thật bình tĩnh khi trẻ đòi hỏi theo ý mình hoặc thậm chí đòi làm các công việc của mình nhưng chưa thành thạo, mất rất nhiều thời gian. Bố mẹ chỉ cần kiên trì và cho trẻ thực hiện mỗi ngày thì sẽ phát triển được khả năng tự lập cho trẻ trong giai đoạn này là rất cao. Nếu cha mẹ ngăn cấm hoặc làm hộ trẻ thì sẽ tạo nên tính cách thụ động và thu mình lại.Khi cha mẹ đạt được điều này trẻ sẽ rất tin tưởng bố mẹ và nhanh chóng nghe lời bố mẹ vào các tình huống tương tự.

2. Khả năng giao tiếp tốt hơn

Trẻ sẽ nói dược câu hoàn chỉnh từ 3 đến 5 từ, biết  tự đưa ra suy nghĩ của trẻ, đối với trẻ tư duy tốt đã có thể phân biệt được đúng – sai trong sử dụng ngôn ngữ rất rõ ràng. Ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp của trẻ tăng lên với tốc độ chóng mặt trong thời gian này. Đó không chỉ là việc số lượng và phạm vi các từ mà trẻ dùng để diễn tả suy nghĩ và cảm xúc của trẻ tăng lên rất nhiều, mà còn nằm ở cách trẻ sử dụng các tính năng ngôn ngữ mới này, khiến trẻ trở nên đáng hơn rất nhiều. Trẻ dã biết đối đáp và có thể “bóc phốt” bố mẹ khi bố mẹ vô tình nói sai trước mặt trẻ.
Trẻ có thể học thuộc rất nhiều các bài đồng dao, thơ ngắn, câu chuyện nhỏ và có thể kể lại cho người lớn nghe. Tư duy ngôn ngữ bắt chước và tư duy ứng dụng ngôn ngữ đã manh nha phát triển ở giai đoạn này. Khi thấy trẻ bắt chước người lớn những lời nói, đừng vội quát mắng bạn nhé mà hãy cho trẻ nhận biết được như vậy là đúng hay sai, lần sau con có tái phạm nữa hay không?hướng dẫn lại con kỹ năng ứng xử đối với tình huống sau.

3.Thích thể hiện bản thân và giao lưu kết bạn nhiều hơn

Các mối quan hệ bạn bè giờ đây bắt đầu trở nên quan trọng đối với trẻ. Trẻ muốn có thật nhiều bạn và được nhiều người yêu mến, dù bé có thể không có các kỹ năng xã hội cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Trẻ lúc này đang ở độ tuổi mà bọn trẻ học cách hợp tác khi chơi với nhau, san sẻ đồ chơi, và chơi các trò có luật chơi, đặc biệt là khi chúng gần đến tuổi đi học, nhưng trẻ cũng có thể gặp khó khăn với việc này. Một số trẻ cởi mở và dễ kết bạn hơn những trẻ khác.
Một trong những điểm đặc trưng của các mối quan hệ đồng trang lứa ở độ tuổi này là chúng thường khá mong manh – một người bạn trẻ chơi thân vào tuần trước có thể chỉ còn là một ký ức bị lãng quên vào tuần kế tiếp.
Trẻ cũng rất dễ nhút nhát, dễ nhút nhát khi vào môi trường mơi như sắp bước vào dự bữa tiệc sinh nhật của bạn, hoặc đi làm khách. Trong phút chốc, trẻ sẽ khóc lớn và quả quyết không muốn vào trong với các bạn dù biết mặt hầu hết những đứa trẻ trong đó. Kiểu nhút nhát bất thình lình này là thường gặp nhưng may mắn là số lần xảy ra như vậy giảm đều qua một vài năm tiếp theo.

4.Trẻ tự tin hơn

Giai đoạn mẫu giáo là rất quan trọng để phát triển sự tự tin cho trẻ. Sự tự tin của trẻ là rất quan trọng vì nếu cảm thấy hài lòng với bản thân, trẻ sẽ có dũng khí để thử làm mọi việc ít nhất một lần. Trẻ sẽ có những trải nghiệm mới trong các mối quan hệ, trong việc học hỏi và giao thiệp mỗi ngày và cần có sự tự tin để xử lý chúng một cách hiệu quả.
Sự tự tin của trẻ thay đổi nhiều và có thể cực kỳ dễ bị tổn thương. Hôm nay trẻ có thể cho bạn thấy trẻ có thể tự mặc quần áo, nhưng ngày mai lại khăng khăng mình không thể làm được nếu bạn không giúp. Hoặc có thể trẻ nhảy nhót hăng hái và vui vẻ trong nhà nhún cho đến khi đột nhiên bé đòi ra khỏi đó vì sợ bị thương. Trẻ có thể cố tránh những việc khó khăn do lo sợ không làm tốt chúng được.
Trẻ rất thích thể hiện bản thân trong giai đoạn này, và thích động công nhận và khen ngợi nên trẻ rất thích được làm điều bản thân mong muốn.
Tuy vậy, trẻ càng đạt được nhiều thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống thì sự tự tin của bé sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

5. Ham học hỏi

Nhiều trẻ học các kỹ năng đọc và nhận biết con số từ sớm một cách tự phát. Chúng có thể nhận ra tên mình được viết ra và có thể hoàn thành các phép cộng rất đơn giản. Những trẻ khác cần nhiều sự hỗ trợ hơn để làm được điều này. Mỗi trẻ có tốc độ học hỏi khác nhau.
Tuy nhiên, bất kể năng khiếu tự nhiên của con bạn là gì, việc học chữ và con số vào những giai đoạn đầu sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
Khi trẻ lớn lên và phát triển nhanh trong suốt những năm trước khi đi học, sự ảnh hưởng của những thay đổi này sẽ trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Cách trẻ đối phó với những ảnh hưởng đó sẽ có tác động đến kiểu người mà trẻ trở thành.
Nắm bắt tâm lý của trẻ là điều vô cùng khó nhưng cũng sẽ rất dễ nếu cha mẹ quan tâm, gần gũi, chi tiết và tỉ mỉ với con. Giai đoạn trẻ học mẫu giáo là giai đoạn vàng để cha mẹ nắm bắt và đồng hành cùng con, đặc biệt khi con chuyển cấp từ mẫu giáo lên tiểu học cha mẹ cần chú ý và nắm bắt tâm lý và cùng con vượt qua giai đoạn này nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét